Những kinh nghiệm pha trà sữa để bán siêu lời
1/ Mục đích kinh doanh trà sữa là gì?
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm về pha trà sữa để bán như nào thì bạn cần xác định được hướng kinh doanh của bạn là gì? Khi đó bạn mới biết được mình cần làm gì để phát triển sự nghiệp kinh doanh trà sữa. Dưới đây là 3 định hướng mà bạn có thể hướng đến:
Mở cửa hàng tạo dựng một thương hiệu mới
Để tạo dựng một thương hiệu mới bạn cần rất nhiều vốn để đầu tư vào chi phí marketing. Nhận diện thương hiệu là cả một quá trình của quán. Với những quán như thế thì menu đồ uống và công thức pha chế cần có sự khác biệt. Đó là tạo nên những thức uống mới, sáng tạo hơn so với với những thương hiệu khác.
Nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay, nhượng quyền từ thương hiệu đã không còn quá xa lạ với nhiều người nữa. Bạn có thể liên hệ với các thương hiệu để nhượng quyền. Họ sẽ cung cấp cả menu, công thức, công nghệ,... để bạn có thể vận hành được quán trà sữa của mình.
Chỉ mở quán trà sữa nhỏ
Với định hướng theo mô hình này thì bạn cần một số vốn cũng kha khá. Những quán như này cần chi phí cho mặt bằng, nguyên liệu pha chế,... Và thường sẽ cần những công thức pha chế cơ bản trong menu của quán.
Mở một xe trà sữa take - away
Đối với những bạn có vốn không nhiều thì đây là sự lựa chọn khá tốt. Chỉ với số vốn nhỏ là bạn có thể thỏa mãn đam mê kinh doanh trà sữa của mình. Ngay cả với mô hình này thì không cần quá nhiều công thức pha chế.
2/ Thiết kế menu cho quán
Tùy vào những mục tiêu kinh doanh trà sữa mà quán sẽ cho ra những món đồ uống cho phù hợp. Thực đơn cho quán phải được đảm bảo nhiều phần như:
- - Có những đồ uống truyền thống và cơ bản
- - Đồ uống được phân chia theo từng mùa
- - Bổ sung nhiều đồ uống theo xu hướng hiện tại
- - Có những đồ uống sáng tạo và khác biệt
- - Đa dạng các loại topping
Những kinh nghiệm pha trà sữa để bán siêu lời Sửa
1/ Mục đích kinh doanh trà sữa là gì?
Trước khi tìm hiểu kinh nghiệm về pha trà sữa để bán như nào thì bạn cần xác định được hướng kinh doanh của bạn là gì? Khi đó bạn mới biết được mình cần làm gì để phát triển sự nghiệp kinh doanh trà sữa. Dưới đây là 3 định hướng mà bạn có thể hướng đến:
Mở cửa hàng tạo dựng một thương hiệu mới
Để tạo dựng một thương hiệu mới bạn cần rất nhiều vốn để đầu tư vào chi phí marketing. Nhận diện thương hiệu là cả một quá trình của quán. Với những quán như thế thì menu đồ uống và công thức pha chế cần có sự khác biệt. Đó là tạo nên những thức uống mới, sáng tạo hơn so với với những thương hiệu khác.
Nhượng quyền thương hiệu
Hiện nay, nhượng quyền từ thương hiệu đã không còn quá xa lạ với nhiều người nữa. Bạn có thể liên hệ với các thương hiệu để nhượng quyền. Họ sẽ cung cấp cả menu, công thức, công nghệ,... để bạn có thể vận hành được quán trà sữa của mình.
Chỉ mở quán trà sữa nhỏ
Với định hướng theo mô hình này thì bạn cần một số vốn cũng kha khá. Những quán như này cần chi phí cho mặt bằng, nguyên liệu pha chế,... Và thường sẽ cần những công thức pha chế cơ bản trong menu của quán.
Mở một xe trà sữa take - away
Đối với những bạn có vốn không nhiều thì đây là sự lựa chọn khá tốt. Chỉ với số vốn nhỏ là bạn có thể thỏa mãn đam mê kinh doanh trà sữa của mình. Ngay cả với mô hình này thì không cần quá nhiều công thức pha chế.
Trà sữa take-away đem đến nhiều sự tiện lợi và nhanh chóng
2/ Thiết kế menu cho quán
Tùy vào những mục tiêu kinh doanh trà sữa mà quán sẽ cho ra những món đồ uống cho phù hợp. Thực đơn cho quán phải được đảm bảo nhiều phần như:
- - Có những đồ uống truyền thống và cơ bản
- - Đồ uống được phân chia theo từng mùa
- - Bổ sung nhiều đồ uống theo xu hướng hiện tại
- - Có những đồ uống sáng tạo và khác biệt
- - Đa dạng các loại topping
Thiết kế menu bắt mắt thu hút khách hàng
Điều đặc biệt hơn, menu phải được thiết kế bắt mắt để có thể thu hút được khách hàng. Menu của quán phải thể hiện được hình ảnh của món đó thật đẹp mắt, thể hiện cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp.
3/ Những nguyên liệu pha chế cần thiết
Nếu bạn mới bắt đầu trong ngành pha chế thì dưới đây là những nguyên liệu mà bạn cần phải biết. Trong quán đồ uống của bạn không thể thiếu những nguyên liệu cơ bản sau:
Trà
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại trà mà bạn có thể chọn lựa để pha trà sữa như: trà đen, trà xanh, trà ô long, trà lài,... Đó đều là những loại trà phổ biến mà các chủ quán cần phải biết.
Syrup - Siro, mứt
Là nguyên liệu không thể thiếu trong các quán trà sữa. Siro sẽ mang đến nhiều hương vị đa dạng từ trái cây, hương hoa,... cho thức uống trà sữa của bạn thêm đa dạng hương vị. Từ đó, giúp cho khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn.
Sữa, bột và kem
Mỗi loại trà sữa đều sử dụng một loại bột và sữa khác nhau để đem đến được chuẩn vị của đồ uống đó. Các loại sữa bột sẽ làm cho đồ uống thêm thơm ngon béo ngậy và hấp dẫn hơn.
Và trong đó những loại bột sữa còn giúp bạn làm được nhiều loại topping như thạch, lớp kem phô mai,...
Topping
Topping là phần được bổ sung thêm vào trong mỗi đồ uống. Bạn nên bổ sung đa dạng các loại topping được giới trẻ yêu thích như:
- - Trân châu 3Q
- - Trân châu đường đen
- - Hạt thủy tinh
- - Bánh flan, Pudding…
Dụng cụ pha chế: bình lắc, ca đong, thìa, muỗng,...
Nguyên vật liệu pha chế: Tủ lạnh, máy xay, bình làm kem... Những thiết bị và dụng cụ cơ bản này phải luôn có trong quán của bạn.
4/ Kinh nghiệm pha trà sữa để bán
Mỗi loại trà sữa đều có một công thức pha chế riêng biệt. Tùy thuộc vào mỗi loại trà sữa mà bạn nên thực hiện như thế nào. Với loại thức uống nào cũng vậy, để có thể giữ chân và gây ấn tượng được với khách hàng thì nên:
Pha đúng nhiệt độ phù hợp: đó là với những loại trà lá. Tùy mỗi loại trà mà nên pha và ủ nhiệt độ khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau. Bạn có thể tham khảo trà ủ như:
- - Trà xanh hay còn được gọi là lục trà nên pha ở nước từ 70 - 80 độ C
- - Trà đen (hồng trà) nên được pha ở nước có nhiệt độ từ 80 - 90 độ C.
- - Trà ô long sẽ được pha ở nhiệt độ 90 độ C.
Tùy theo lượng trà ít hay nhiều mà sẽ được ủ trong khoảng thời gian phù hợp. Ủ và pha đúng nhiệt độ thì sẽ dậy lên được hương vị đậm đà và thơm ngon của trà.
Pha đúng định lượng
Mỗi loại đồ uống sẽ có định lượng từng thành phần khác nhau. Vì thế bạn cần phải cân đo đong đếm sao cho chuẩn từng phần. Chỉ có như thế lúc pha chế mới tạo nên được hương vị thơm ngon cho đồ uống. Đảm bảo cân bằng giữa vị trà và vị sữa không cái nào lấn át cái nào.
Đảm bảo được chất lượng an toàn
Những nguyên liệu mà bạn chọn mua trong quán của mình đều phải đảm bảo chất lượng an toàn cho người dùng. Thêm vào đó, khi pha chế cũng cần phải tuân theo những yêu cầu về vệ sinh, nguyên tắc trong pha chế.
Kinh nghiệm pha trà sữa để bán là cần phải có sạch, chất lượng đi hàng đầu. Như thế mới có thể thu hút, giữ chân khách hàng và tạo dựng được lòng tin cho khách hàng.
5/ Thực đơn nguyên liệu những món trà sữa cơ bản
Trà sữa trà xanh
Nguyên liệu:
- - Trà đen hoặc trà ô long
- - Trà xanh
- - Bột béo B-One
- - Đường
- - Topping
- - Đá viên
Trà sữa trân châu
Nguyên liệu:
- - Trà đen
- - Bột sữa béo
- - Sữa tươi
- - Trân châu
- - Nước đường
Trà sữa kem phô mai
- - Cream Cheese
- - Whipping Cream - Topping Base Rich’s
- - Nước đường
- - Trà đen TCN
- - Muối
- - Sữa tươi
- - Sữa đặc
- - Đá viên
- - Dụng cụ pha chế: máy đánh trứng, ly thủy tinh,...
Trà sữa dâu
- - Trà đen
- - Bột sữa béo
- - Syrup dâu hoặc mứt sệt dâu
- - Nước đường
- - Đá viên
- - Dụng cụ: bình lắc, ca đong, ly thủy tinh,...